Dịch vụ giao hàng: Ngành công nghiệp đang bùng nổ CHUYÊN ĐỀ 2 MỘT NGÀY CỦA NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
22/04/2021 GMT+7
Dịch vụ giao hàng: Ngành công nghiệp đang bùng nổ
CHUYÊN ĐỀ 2:
MỘT NGÀY CỦA NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
Tại cột đèn giao thông nơi ngã tư đông đúc khi đèn tín hiệu vừa chớm
chuyển sang màu xanh, hàng chục xe máy phóng vụt lên, trước cả khi những
chiếc ô tô kịp nhấn ga. Đây vốn là hình ảnh dễ dàng bắt gặp tại các
thành phố lớn. Theo ước tính cả nước có khoảng gần 300 nghìn nhân viên
giao hàng. Nghề giao hàng đem đến sự tiện lợi cho khách hàng thế nhưng
điều kiện làm việc quá đỗi khắc nghiệt của nó vẫn đang còn là vấn đề mà
cả xã hội cần phải giải quyết.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nhân viên giao hàng phóng trên đường vào giờ cao
điểm để có thể giao được nhiều đơn hàng nhất trong một khoảng thời gian
giới hạn. Họ phải thuộc nằm lòng các con phố và hoạch định trong đầu
đường đi ngắn nhất. © NewsBank
Tiến thoái lưỡng nan
“Cái thằng tóc bồng bềnh ở nhà hàng bên cạnh hôm qua mới bị tai nạn, đang nhập viện đó. Cậu biết chưa?”
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
“Cậu phải đi cho đàng hoàng vào, cứ kiểu phóng đi như điên vậy hả?”
Ông chủ cửa hàng lo lắng kiểu lái xe của tôi.
“Có sao đâu mà. Cháu còn gì để mất đâu.”
“Ồn ào, cái thằng này. Chú không thể mất cậu được. Đi đứng cho an toàn vào.”
Câu nói thoáng có sự ấm áp và là một lời khuyên rất thực tế.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Một nhân viên giao hàng Ddingdong, một dịch vụ ở
Quận Gangnam thuộc khu vực Seoul đang đặt đơn hàng của tiệm thức ăn
nhanh lên xe. Các tiệm nhỏ khi không đủ tiền thuê nhân viên giao hàng
riêng sẽ sử dụng các công ty dịch vụ giao hàng. © NewsBank
Năng lực
11 giờ trưa là khoảng thời gian điện thoại đặt hàng bắt
đầu đổ chuông không ngừng nghỉ. Đến tận giờ ăn trưa, tức trong hai giờ
đồng hồ, mỗi người phải giao đến 30 đơn hàng. Nếu ước lượng thời gian cả
đi và về để giao một đơn hàng là 5 phút thì một giờ đồng hồ giao được
12 đơn, hai giờ đồng hồ chỉ giao được 24 đơn. Mà lại có nhiều nơi phải
mất hơn 5 phút. Vì vậy mỗi lần đi giao họ mang nhiều đơn một lúc. Chính
vì lẽ đó năng lực của một người giao hàng nằm ở chỗ ước lượng được không
gian. Họ phải liên kết những địa chỉ có đơn hàng cần giao và lên lộ
trình di chuyển để có thể giao được nhiều đơn hàng mà tốn ít thời gian
nhất. Với họ đầu không chỉ dùng để đội mũ bảo hiểm mà còn để ước chừng
lượng đồ có thể chất lên xe và cả việc tính toán thời gian di chuyển.
Phải vẽ ra trong đầu một lộ trình vừa vặn thì đó mới là người chuyên
nghiệp thực thụ.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*.
Một nhân viên giao hàng của chuỗi nhượng quyền
món gà rán đang lướt đi trên con hẻm của một nhà hàng tại khu vực trường
Đại học Konkuk phía đông Seoul vào đêm tối muộn. © Shutterstock; Photo
by Kelli Hayden
Hổ thẹn
Đơn hàng đầu tiên hôm nay tôi phải giao là tại một
văn phòng mà mỗi lần đến là thấy bực bội. Ăn nói lúc nào cũng trống
không, giao hàng muộn dù một chút thì họ sẽ chửi ngay. Dường như họ luôn
mang trong mình suy nghĩ những người lao động chân tay chỉ là bọn có
địa vị xã hội thấp nên giao tiếp kiểu đó cũng được. Khi đến lấy lại chén
bát, cơn giận trong tôi lại nổi lên.
“Mấy anh mấy chị đừng có vứt rác vào trong chén bát chứ.”
Không một ai đáp lại. Họ coi tôi như người vô hình.
Văn phòng này không trả tiền đồ ăn ngay lúc đó. Mỗi lần đến lấy chữ ký
vào sổ ghi chép tiền ăn mỗi tháng cứ như là duyệt một cái gì lớn lao
lắm. Rồi có khi bốn phần ăn nhưng chỉ ký trả ba phần thôi. Cuối tháng
đến lấy tiền còn bị mắng.
“Thằng này, đã nói sau này sẽ trả mà. Bọn tao mà ăn chặn mấy đồng bạc đó sao? Hả?”
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Thỏa hiệp
Ở cửa hàng, thức ăn đang đợi giao nguội dần. Tôi nhanh
chóng xếp lên xe rồi đi giao trước khi chúng nguội thêm. Mọi người không
thích thức ăn giao tới là do vị của nó. Thức ăn đựng trong những cái
bát nhựa bọc màng thực phẩm rồi để vào trong thùng giao hàng sóng sánh
được giao tới không thể nào so với những món ăn nóng hổi được những
người bồi bàn thân thiện đem ra ngay sau khi đầu bếp chế biến kỹ lưỡng
và bày biện đẹp mắt. Dù vậy mọi người vẫn kêu đồ ăn giao tới nơi vì họ
lựa chọn sự tiện lợi thay cho nỗi mệt nhọc phải đến nhà hàng xếp hàng
chờ đến lượt. Tất nhiên những người có vị giác không quá nhạy cảm họ
cũng có thể không quá coi trọng sự khác biệt về vị đó.
Tuy nhiên việc giao thức ăn dẫn đến sự gia tăng đáng kể
đồ dùng một lần, làm số lượng rác thải nhựa nhiều lên khiến môi trường
trên trái đất ngày càng ô nhiễm. Vô số câu hỏi cứ nối đuôi nhau kéo đến.
Liệu văn hoá có thể đặt hàng bất cứ cái gì, bất cứ đâu, bất cứ khi nào
có phải là điều đáng tự hào? Liệu một quốc gia có nền công nghiệp giao
hàng phát triển thì chất lượng cuộc sống có cao hơn những quốc gia khác?
Sự an toàn mà văn hoá giao hàng ở Hàn Quốc mang lại vào thời điểm dịch
Corona liệu có điểm tích cực nào khác ngoài việc giúp người ta không bị
chết vì đói khi đang trong thời gian hạn chế ra ngoài? Điều đó cũng có
nghĩa là có khả năng cao chúng ta sẽ gặp phải người giao hàng cáu kỉnh
vì phải chạy đua với thời gian. Liệu điểm tốt duy nhất là thức ăn được
giao đến tận tay mình có thể làm lu mờ nhiều điểm tiêu cực không? Hơn
nữa vì tránh sự mệt mỏi mà làm những điều gây hại cho môi trường liệu có
phải là đúng đắn?
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Park Sang
Nhà văn
Dịch.
Bùi Thị Mỹ Linh
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Nguồn: Tạp chí Koreana - Văn hóa Nghệ thuật Hàn Quốc, số Mùa Thu 2020 (vol 7, no.3) phiên bản tiếng Việt (xem bản đầy đủ tại đây)
*Vì lý do bản quyền nên chúng tôi chỉ trích giới thiệu một đoạn nhỏ
trong bài viết. Bạn đọc vui lòng nhấp vào đường link trên để đọc toàn
văn bài viết.
Khoa Hàn Quốc học - Faculty of Korean Studies - 한국학부