HWASUN: VÙNG ĐẤT YÊN BÌNH TRÀN ĐẦY SINH KHÍ
Gwak Jae-gu (Nhà thơ)
Ảnh Ahn hong-beom
Trần Huyền Trang dịch
Mangtrong mình ý nghĩa “vùng đất yên bình tràn đầy sinh khí cùng những cơngió hiền hòa”, Hwasun là nơi đáng sống nhất trên thế gian này. Vùng đấtvới hàng trăm vết tích còn lại của người xưa đã cho thấy đây chính lànơi sinh sống của loài người từ thuở sơ khai và nó cũng là nơi ấp ủ khátvọng của con người – những người đã xây dựng hàng nghìn ngôi chùa vàtượng Phật với giấc mơ về một thế giới mới. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi,kiệt sức và đột nhiên nhớ tới vòng tay ôm ấp che chở của mẹ hãy tìm đếnHwasun, nơi có bãi cát dài uốn lượn dọc theo dòng sông và hồ nước huyềnbí Seryangji.
Thời khắc trước lúc mặt trời mọc vào một ngày mùa xuântràn ngập hoa anh đào trên núi là thời điểm tốt nhất để bạn tìm đếnSeryangji. Khi màn sương lan toả trên mặt hồ cùng bóng của những cây hoaanh đào rủ xuống mặt nước, thế giới này bỗng nhiên trở thành thiênđường trên mặt đất. Những người nằm bên trong mộ đá thời xưa – nhữngngười đã xây dựng hàng nghìn bảo tháp và tượng Phật tại ngôi chùa Unjucó thể đã thấy được thế giới mà mình mơ ước bấy lâu tại nơi này.
[....]
Sapyeong, ngôi làng ven sông không có ga tàu
Không còn gì tệ hơn khi nói về tình hình chính trị củaHàn Quốc vào những năm 1980. Với tư cách là một nhà văn trẻ, giấc mơ củatôi lúc bấy giờ là mọi người dân Hàn Quốc có thể vượt qua được thời kìkhó khăn này và tìm thấy chân trời hy vọng. Thời gian đó, tôi đã cóchuyến du lịch ngắn ngày tới một hòn đảo nhỏ bên kia bờ biển phía Nam.Trên chuyến xe buýt trở về, giữa vô vàn hành khách tôi tình cờ nhìn thấycô gái đứng ngay bên cạnh. Cô đang tủm tỉm cười một mình. Ngoài cửa sổ,dòng sông nhỏ đang chảy, bãi cát dài dần mở ra trước mặt trông thật êm ảvà hàng cây bạch dương thẳng tắp chạy dọc theo con sông. Tôi, lúc đóchỉ ở độ tuổi 20, vẫn còn rất e ngại. Tôi thậm chí còn không dám nghĩ làsẽ mở lời với cô gái mà mình mới gặp lần đầu. Ấy vậy mà tôi lại bật racâu hỏi: “Cô trông thật đẹp khi cười. Cô đang nhìn cái gì mà lại cườinhư vậy?”. Cô gái quay sang nhìn tôi và đáp: “Hồi còn nhỏ tôi đã từngtắm trên con sông và chơi trên bãi cát kia. Nhìn nó, tôi lại nhớ vềnhững người bạn và cũng nhớ về cả người bà của mình nữa”. Cô gái và tôiđều xuống ở bến cuối cùng và chúng tôi đã đi uống một tách cà phê cùngnhau. Khi đó tôi mới được biết rằng vùng đất cô gái từng tắm và chơi hồinhỏ được gọi là Sapyeong. Sapyeong có nghĩa là ngôi làng ven sông thanhbình với vô vàn bãi cát. Tôi đã lấy tên địa danh này để làm cảm hứngcho bài thơ Sapyeong tôi viết trong thời gian đó. Và tất nhiên, ở ngôilàng đó không hề có một ga tàu nào cả.
[....]

Quần thể mộ đá và đồ gốm hình răng lược
Bên trong khu vực mộ đá được gọi là núi đá Gwancheong có tất cả 196 ngôi mộ.
[....]

Đi dọc con đường làng mang số 818 ở khu di tích lịch sửmộ đá hướng về phía nam khoảng 18 km nữa là ngôi chùa có tên Unjusa.Đây có lẽ sẽ là ngôi chùa xuất hiện trong các truyền thuyết nhiều nhấtvà có một lịch sử huyền bí hơn bất kì ngôi chùa nào tại Hàn Quốc. Có câuchuyện nói rằng Quốc sư Doseon cuối thời kì Silla thống nhất đã cho xâydựng nên 1.000 ngôi bảo tháp và 1.000 tượng Phật chỉ trong vòng mộtđêm. Cũng có câu chuyện lại cho rằng Thánh mẫu mới chính là người đã xâydựng nên. Mặc dù có một số ghi chép cho thấy thực sự trong ngôi đền cótới 1.000 tượng Phật và 1.000 tháp Phật tồn tại cho tới tận thế kỉ 15,16nhưng đến năm 1942 chỉ còn lại 30 tháp và 213 tượng. Hiện nay chỉ cònsót lại 17 tháp và 70 tượng.
[....]

Thung lũng huyền thoại với thiên Phật thiên tháp
Bên trong ngôi chùa Unju, ấn tượng đầu tiên đập vào mắtlà hình ảnh hai pho tượng Phật ngồi trong hốc, quay lưng lại vào nhauvà ngọn tháp được chất chồng bằng đá có hình dạng như chiếc dĩa cao 7tầng. Mỗi khi tôi ngắm nhìn hai pho tượng Phật quay lưng vào nhau, tôilại băn khoăn tự hỏi không biết dáng ngồi đó mang ý nghĩa gì? Nếu ngườinào, trong bóng tối nhận ra mặt nào là mặt của vị ngồi phía trước, hoặcphía sau thì là người đó giác ngộ được chân lí và có thể cũng sẽ trởthành đức Phật. Còn ngọn tháp được xây chồng bằng đá hình dĩa kia thìkhông ai biết nguồn gốc của nó từ đâu nên thậm chí có giả thuyết chorằng đó là tác phẩm của người ngoài hành tinh. Phải chăng đó là vết tíchthể hiện cảm hứng mang tính nghệ thuật của những nghệ nhân trong sự gặpgỡ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.
[....]
[....]