Triển lãm “Hậu nhân loại (Post-human): Con người hậu con người”
diễn ra tại Bảo tàng Clayarch Gimhae với mục đích khám phá xem sự phát
triển của công nghệ đang ảnh hưởng thế nào đến nhân loại, đặc biệt là
những nghệ nhân, và phải làm sao để nghệ thuật có thể cùng tồn tại với
công nghệ. Mặc dù có vẻ nghịch lý nhưng những sản phẩm được xem là biểu
tượng của xã hội tương lai như robot trí tuệ nhân tạo, máy in 3D, bản vẽ
kỹ thuật số lại củng cố thêm sức mạnh nguyên thủy để tư duy, sáng tạo
và trải nghiệm của con người.
Loạt tranh “Mô thức bị niêm phong” (trên tường) của Kim Hong-jin, 2017. Vật liệu hỗn hợp, in 3D, 187 x 147 x 12 cm.
“Các vật thể trên bàn mổ” (trái) của Kim Hong-jin, 2018. Vật liệu hỗn hợp, đúc, 180 x 150 x 180 cm.
“Khán giả” (phải) của Kim Hong-jin, 2018. Vật liệu hỗn hợp, đúc, 130 x 130 x 180 cm.
“Quá trình tuyệt chủng” (trên sàn) của Kim Hong-jin, 2018. Vật liệu hỗn hợp, đúc, 300 x 300 x 50 cm.
“Cô là người à?”
Tôi ghé vào tai một tác phẩm robot đang được gắn chặt xuống sàn theo hướng nằm ngửa và hỏi như thế.
“Tôi nghĩ rằng mình không phải là con người. Nhưng sẽ sớm thôi. Tôi đang cố gắng để trở thành người.”
Robot mấp máy môi trả lời. Thay vì sợ hãi vẻ ngoài kỳ quái của nó,
tôi lại thấy thương xót khi nghĩ rằng, “Con người là gì mà phải cố gắng
trở thành đến thế chứ?”. Tôi tiếp tục nói.
“Nhìn tôi đi nào.”
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Bi quan, lạc quan và trí tưởng tượng
Một trong số những tác phẩm trưng bày lần này là tháp băng chuyền
chứa hàng chục chú robot Teakwon V màu trắng và ánh kim giống hệt nhau
xếp thành dãy. Và ngay bên cạnh đó, chú robot Taekwon V to lớn cùng
chiếc bụng phình đặc trưng đang đứng trên bệ đỡ dưới dạng tháp truyền
điện. Đây chính là tác phẩm “Robot Taekwon Boy” của Shin Yi-chul. Những
con robot, vai chính trong truyện tranh mà lúc nhỏ chúng ta say mê, đã
bước ra khỏi thế giới mơ ước và tưởng tượng, giờ đây chúng ta có thể dễ
dàng gặp chúng trong thực tế với vai trò là người bạn có thể trò chuyện,
thú cưng để nuôi dưỡng, đầu bếp hay hướng dẫn viên.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
“Hoàng tử Larchiveum” của Shin Yi-chul, 2017. Sứ trắng, vàng lá,
đúc trượt, biến cài đặt, 48 x 30 x 11 cm (mỗi robot, tổng cộng 80
robot)
“Robot Taekwon Boy” của Shin Yi-chul, 2016. Nhôm, đúc nhôm, sơn urethane, 220 x 100 x 50 cm.
Sức sống tự nhiên vẫn công hiệu
Tại gian triển lãm tầng hai, khách tham quan sẽ bắt gặp những sản
phẩm kết hợp với nhau. Ngay cổng vào, nhiều loại thực vật được chất đầy
trên giá, xen vào giữa là những bức tranh trừu tượng về các loài sinh
vật dưới đáy biển. Những bức tranh được vẽ theo kiểu loang màu bột
gouache trên vải này được lắp ở vị trí tách biệt với tường để khách có
thể xem được cả hai mặt tranh. Điểm tuyệt nhất của tác phẩm chính là
bóng của những bức tranh hắt lên tường. Những hình ảnh đó trông có vẻ
giống như bàn tay, sợi tóc hay bông hoa nhưng cũng rất khó định nghĩa
chính xác, chúng được phản chiếu lên tường gian triển lãm bởi vẻ đẹp của
màu sắc và đường nét. “Mong muốn người xem cảm nhận được sức sống đáng
kinh ngạc của thực vật thông qua nhiều cảm xúc đa dạng” chính là thông
điệp mà loạt tác phẩm “Vẽ sinh học” (Bio-drawing) của Kim Jee-soo nhắn
gửi.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
“Bên ngoài BORA: Xem hoặc Tím” của Kim Jee-soo, 2014. Bột màu, cắt dán trên vải, 216 x 118 cm (mỗi bảng).
“Con người & Không gian và Lối đi” của Lee Jung-yoon, Oh
Sin-wook và Ahn Jae-cheol, 2018. Đúc không khí, camera real-time, đèn
LED, 20 x 10 x 20 m (biến lắp đặt trong mỗi khu vực của kích thước này).
Nghệ thuật vì tương lai
Là nghệ nhân chuyên dùng kỹ thuật analog để in hoa văn lên bề mặt
gốm sứ trơn mịn, khiến người xem liên tưởng đến việc xăm lên da người,
Kim Joon mang đến triển lãm lần này nhiều biến tấu đa dạng hơn nhờ vào
chương trình 3D Max mà ông học được từ các công ty game. Bản vẽ kỹ thuật
số của ông dùng chất liệu là gốm sứ dễ vỡ, tựa như hình ảnh của cơ thể
tồn tại chỉ với lớp vỏ mà không có cơ quan nội tạng bên trong. Ông đã vẽ
ra cảnh kinh điển trong các bộ phim nổi tiếng xưa như “Cuốn theo chiều
gió” hay “Nổi loạn vô cớ”, tạo nên sự lãng mạn in sâu vào ký ức trong
thời đại bị khoa học kỹ thuật chi phối.
Tác phẩm búp bê gỗ ở lối vào bảo tàng của Kang Ji-ho được làm từ
gỗ vụn còn sót lại khi thi công khu vực triển lãm. Tác giả đặt tên cho
búp bê là “Jack”, và còn tạo cho Jack một danh sách (bucket list) ghi
lại những việc mà cậu ấy muốn làm nữa. Theo đó, Jack đã có kì nghỉ khá
muộn ở bãi biển Dadaepo, Busan và bây giờ cậu đang ngồi trước bảo tàng
để hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình. “Danh sách những việc cần làm”
này chính là phần kết ấm áp của chương trình triển lãm lấy chủ đề chính
về khả năng tiếp diễn, nhằm khám phá ra khả năng tái sinh của nghệ
thuật.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
“Danh sách cần làm” của Kang Ji-ho, 2018. Sơn acrylic trên gỗ, 200 x 200 x 250 cm.
Nghệ thuật hậu nhân loại
Trong khuôn khổ triển lãm nghệ thuật Venice Biennale năm 2015, tại
khu trưng bày Hàn Quốc đã phát sóng một đoạn phim ngắn không lời thoại
được thiết kế trình chiếu trên bảy kênh trong và ngoài tòa nhà. Diễn
viên Im Su-jeong đã vào vai một người sống sau khi thế giới bị diệt
vong. Trong đoạn phim giống với những bộ phim khoa học viễn tưởng dài 10
phút 30 giây này, khu trưng bày Hàn Quốc trông như một chiếc phao nổi
lên giữa thành phố Venice đang bị nhấn chìm trong nước, và cô gái là
người sống sót cuối cùng ở đây, cô không ngừng thu thập và phân loại thứ
gì đó, như thể bản thân vừa là nghệ nhân vừa là nhà khoa học vậy. Tên
gọi “Phép tàng hình và thuật phi thân” (The Ways of Folding Space &
Flying) khá mập mờ của dự án này nói ngụ ý rằng nó đang vượt ra khỏi các
quy tắc vật lý và chúng ta phải nên đặt câu hỏi về những gì mà chúng ta
đang tin là sự thật.
*XEM TOÀN VĂN TẠI ĐÂY*
Kwon Keun-young
Nhà báo Ban Văn hóa, Đài truyền hình JTBC
Nguyễn Xuân Thùy Linh
Dịch.